Giải pháp chống ngập nhà bằng cửa chống ngập

Mùa mưa sắp tới, nhiều tuyến đường ngập nặng, đặc biệt tại các khu nhà cao ốc, những nhà ở khu vực ngập, nước ngập lênh láng vào nhà, điều này làm ảnh hưởng và xáo trộn cuộc sống của người dân. Việc áp dụng các cửa chống ngập để ngăn nước tràn vào nhà ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta vì chi phí thấp, tính thẩm mỹ cũng như tiện dụng cao hơn so với việc nâng nền, xây tường, dùng tấm gỗ… Hiện nay ở Việt Nam cũng có một số đơn vị cung cấp cửa chống ngập, tuy nhiên việc lựa chọn loại nào để lắp đặt cho hệ thống nhà mình là điều hết sức cần thiết và không dễ dàng, bởi vì trước khi mua thứ gì, ai cũng sẽ đắn đo và suy nghĩ rất nhiều về các yếu tố cơ bản như chất lượng, giá thành, các chế độ, dịch vụ đãi ngộ,… Bài viết này chúng tôi sẽ đánh giá, so sánh các loại cửa hiện nay trên thị trường để các bạn hiểu rõ hơn về từng loại cửa nhé:

1. Cửa chống ngập bằng tấm gỗ ghép

Ưu điểm: Chi phí rẻ, thi công dễ dàng

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao vì gỗ bị nước dễ hỏng, cong vênh.
  • Không đảm bảo khả năng chống nước hoàn toàn, vẫn xảy ra hiện tượng thấm, rò rỉ vì gỗ cong vênh do ảnh hưởng của thời tiết.
  • Cồng kềnh ảnh hưởng đến việc tháo lắp và cất giữ khi không sử dụng:
  • Không vận hành tự động, cần có người tháo lắp khi có lụt.

2. Cửa chống bằng tấm kim loại (inox, tôn mạ kẽm):

Ưu điểm: Chắc chắn, độ bền cao, thi công dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Chi phí đắt.
  • Cồng kềnh, khối lượng lớn, với cửa có chiều rộng lớn, việc tháo lắp và cất giữ khi không sử dụng gây nhiều bất tiện.
  • Không vận hành tự động, cần có người tháo lắp khi ngập lụt.

3. Cửa chống bằng tấm nhôm

Ưu điểm:

  • Dễ mang vác khi sử dụng, thi công dễ dàng, có tính thẩm mỹ cao
  • Dễ tháo lắp vì chia thành nhiều modul nhỏ, có thể điều chỉnh cao độ theo mức ngập.

Nhược điểm:

  • Chi phí đắt.
  • Chỉ phù hợp với cửa có chiều rộng nhỏ.
  • Không đảm bảo khả năng chống nước hoàn toàn. Do được ghép bằng nhiều tấm nhôm nên nếu chất lượng hoàn thiện không tốt dễ gây ra rò rỉ, làm giảm hiệu quả của cửa. Dễ bị cong vênh khi có sóng do ô tô chạy ngoài đường đánh vào.
  • Tuy chia thành nhiều modul nhỏ thuận tiện cho việc tháo lắp nhưng đồng thời cũng gây mất thời gian khi tháo lắp và cũng gây bất tiện khi cất giữ các modul nhỏ.
  • Không vận hành tự động, cần có người tháo lắp khi ngập lụt.

4. Cửa chống ngập tự động:

 

Ưu điểm:

  • Tiện dụng, tự động hoạt động khi nước ngập
  • Đảm bảo chống nước

Nhược điểm:

  • Chi phí rất lớn
  • Thi công phức tạp, yêu cầu có mặt bằng để làm bể chứa ở dưới. Gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình khi thi công.
  • Cần phải bảo trì bảo dưỡng thường xuyên và cần người có chuyên môn để bảo dưỡng tránh trường hợp cửa bị kẹt không hoạt động được

5. Cửa chống ngập Minh Dũng

Ưu điểm:

  • Đảm bảo chống nước 100%
  • Giá rẻ
  • Thi công dễ dàng với mọi loại cửa gia đình
  • Chất lượng tốt: Khung được làm bằng inox nên không bị gỉ sét. Tấm ngăn nước bằng UPVC, lõi sợi thủy tinh cho độ bền cao (từ 8 đến 10 năm), dễ dàng thay thế nếu bị rách với chi phí thấp. (tham khảo thêm tại: https://chongngap.com/728-2/)
  • Tính tiện dụng và thẩm mỹ: Khi không dùng đến, cuộn gọn gàng phía bên dưới hộp kỹ thuật như hình.
  • Thao tác tháo lắp đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Không vận hành tự động, cần có người tháo lắp khi có lụt.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *