CÁC PHƯƠNG ÁN CHỐNG NGẬP NƯỚC CHO NGÔI NHÀ CỦA BẠN

Xem ngay sản phẩm mới 2023: CỬA CHỐNG NGẬP PHIÊN BẢN TẤM CỨNG – CHẤT LIỆU INOX 304 SÁNG BÓNG, SIÊU BỀN

Các phương án chống ngập nước cho  nhà bạn

Cứ đến mùa mưa bão, nỗi lo thường trực của các gia đình trong khu vực thường xuyên xảy ra lụt lội lại hiện hữu. Cùng với việc đối mặt với nguy cơ hỏng hóc đồ dùng thiết bị gia dụng là vô vàn các bất tiện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt gia đình.

Trong hoàn cảnh đó, người người nhà nhà lại cùng nhau chia sẻ các phương án chống ngập hiệu quả cho gia đình và khu phố. Bài viết này Minh Dũng xin tổng kết lại các phương án chống ngập mà bà con đang áp dụng, và cũng giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm chống ngập của Minh Dũng đã và đang mang đến sự an tâm cho từng hộ gia đình trong mùa mưa bão sắp đến.

 

Phương án 1: Chuẩn bị bao cát

 

Đây là phương án đơn giản nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất. Nhiều gia đình khi chúng tôi đến tư vấn và khảo sát lắp đặt tại Hà Nội, Hải Phòng cũng đã áp dụng phương pháp này nhiều năm qua.

Ưu điểm: –      Cát và bao là các vật liệu sẵn có các gia đình có thể tự chuẩn bị với chi phí thấp.

–      Ngăn được ngập nước tạm thời trong thời gian ngắn

Nhược điểm –      Không thể ngăn nước 100% vì vẫn có các khoảng hở giữa bao các bao cát và nếu thời gian lụt lâu nước vẫn ngấm qua cát để vào nhà.

–      Khối lượng các bao cát lớn, việc vận chuyển bao cát chặn cửa mỗi khi lụt tốn thời gian và công sức

–      Qua thời gian vỏ bao sẽ bị mục nát, cần phải thay thế

–      Khi không sử dụng cần một không gian nhất định để lưu trữ các bao cát này

–      Cần biện pháp ngăn nước trào lên từ đường nước thoát sàn.

 

Phương án 2: Nâng nền nhà

 

Phương án này nhiều khách hàng của Minh Dũng đã cân nhắc khi được chúng tôi đến tư vấn và khảo sát. Là phương án ổn định nhất nhưng cũng là phương án tốn kém nhất (hàng chục triệu đồng) trong các phương án nêu ra trong bài viết này.

Ưu điểm: –          Có tính bền vững cao

–      Không mất thời gian tháo lắp

Nhược điểm –      Chi phí cao, chỉ phù hợp với nhà có diện tích sàn nhỏ

–      Phù hợp cho nhà có mức ngập nhỏ hơn 20cm.

–      Ảnh hưởng đến không gian của tầng một, nếu chiều cao trần-sàn không lớn thì sẽ mất cân đối không gian

–      Bất tiện trong việc dắt xe ra vào

–      Nếu hiện tượng ngập lụt ngày càng nặng, hoặc khi nâng đường, tiếp tục bị lụt và ko thể áp dụng giải pháp nâng nền liên tục

 

Phương án 3: Xây tường chống lụt

 

Đã có khu vực dân cư áp dụng phương án này, cả con ngõ nhà nào cũng xây một bức tường ở cửa/cổng để ngăn nước tràn từ đường vào. Đây cũng là một ý tưởng khá hay và hiệu quả.

Ưu điểm: –      Hiệu quả chống ngập cao

–      Chi phí thấp

Nhược điểm –      Bức tường chắn luôn lối ra vào của nhà gây mất thẩm mỹ.

–      Bất tiện cho việc đi lại và dắt xe vào ra, do đó không thể xây cao.

–      Cần biện pháp ngăn nước trào lên từ đường nước thoát sàn.

 

Phương án 4: Nâng cấp kênh/rãnh thoát nước

 

Việc nâng cấp, khơi thông hệ thống thoát nước cũng là một giải pháp hữu ích mà ít người nghĩ đến. Đây là một giải pháp tương đối hiệu quả nhưng chỉ áp dụng được trong phạm vi hẹp.

Ưu điểm: –      Không tốn chi phí hoặc chi phí thấp

–      Hiệu quả với khu vực có mức ngập  thấp và trong thời gian ngắn.

Nhược điểm –      Cần phải duy trì việc kiểm tra, khơi thông cống rãnh đều đặn.

–      Không áp dụng được với khu vực ngập cao và ngập cục bộ

–      Cần sự chung tay của khu dân cư trong việc nâng cấp/khơi thông hệ thống thoát nước chung (hoặc sự đầu tư từ chính quyền địa phương)

–      Vẫn cần áp dụng thêm các biện pháp ngăn lụt đi kèm

 

Phương án 5: Lắp đặt cửa chống ngập nước


Tính  đến thời điểm hiện tại, đây là một giải pháp hiệu quả và ngày càng được áp dụng rộng rãi

Ưu điểm: –      Chi phí dầu tư vừa phải, hiệu quả chống ngập cao

–      Thi công lắp đặt nhanh, chỉ trong một buổi sáng (chiều)

–      Thời gian sử dụng lâu dài, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà khi có sự cố

–      Thời gian tháo lắp ngắn và không tốn nhiều công

–      Có thể nâng cấp khi tình trạng ngập lụt ngày càng lớn với chi phí thấp.

Nhược điểm –      Với cửa thủ công, người dùng phải chủ động lắp đặt tránh tính trạng lụt ngoài ý muốn khi không có người ở nhà

–      Loại cửa  tự động/bán tự động sẽ yêu cầu chí phí đầu tư cao hơn nhưng đảm bảo hiệu quả 100%.

–      Cần biện pháp ngăn nước trào lên từ đường nước thoát sàn.

Để có cái nhìn rõ hơn về các loại cửa chống ngập trên thị trường, mời các bạn tham khảo bài viết “So sánh các loại cửa chống ngập” của chúng tôi.

—————————————————————————————————————–

Trên đây là bài viết tổng hợp và phân tích về các phương án chống ngập đang áp dụng thực tế hiện nay. Mỗi phương án đều có ưu nhược điểm nhất định, qua đó các bạn có thể có cái nhìn tổng quát và lựa chọn cho mình một phương án phù hợp với điều kiện thực tế và điều kiện kinh tế gia đình.

Hiện tại, Minh Dũng đang triển khai lắp đặt sản phẩm cửa chống ngập tại thị trường Hải Phòng và Hà Nội. Sản phẩm của chúng tôi tích hợp biện pháp đi kèm để ngăn nước trào ngược lên từ lỗ thoát nước sàn để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, quý khách vui lòng tham khảo thêm theo các kênh sau

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *